Gỗ MFC là gì? Cấu tạo của MFC và ứng dụng trong nội thất

Rate this post
I. GỖ MFC LÀ GÌ? CÓ MẤY LOẠI MFC?

Gỗ MFC là gì? Có bền không? Báo giá gỗ MFC mới nhất 2020 - KHBVPTR

Khái niệm gỗ MFC.

MFC là từ viết tắt của Melamine Faced Chipboard. MFC là loại Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine, Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng nhựa PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

Các loại gỗ MFC: Gỗ MFC gồm hai loại MFC chống ẩm và MFC thường.
Gỗ MFC thường

Gỗ MFC loại thường có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (xoan đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun hay các màu vân gỗ hiện đại… Tất cả đều giống như gỗ thật.

Gỗ MFC chống ẩm

Khác với MFC loại thường, gỗ MFC chống ẩm được khuyến cáo nên sử dụng cho tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh, phòng thí nghiệm, bệnh viện, trường học, những nơi ẩm ướt … Đặc biệt là ở miền Bắc nơi có khí hậu nóng ẩm, nếu muốn có sản phẩm có độ bền cao hơn, ít cong vênh thì nên dùng MFC chống ẩm. Hiện nay gỗ MFC chống ẩm được sử dụng nhiều nhất để làm tủ bếp và vách ngăn toilet.

Để phân biệt được loại thường và loại chống ẩm, quý khách để ý gỗ MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m³.

II. Cấu tạo và quy trình sản xuất gỗ MFC

Cấu tạo và quy trình sản xuất gỗ MFC

Cấu tạo

Gỗ MFC thường có cấu tạo 2 phần: phần lõi ép và lớp phủ melamine

– Phần lõi ép (Particle Board) hay còn gọi là ván dăm: Là phần nghiền nhỏ của những loại cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn,… được trộn với keo chuyên dụng và ép cứng tạo hình.

Lõi ép này được nghiền từ gỗ thật trải qua nhiều khâu xử lý và quy trình kiểm tra nghiêm ngặt mới tạo nên được một ván ép thành phẩm. Phần lõi ép này có khả năng chống mối mọt và ẩm mốc tốt rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.

– Lớp phủ Melamine: Lớp phủ này thực ra là tổng hợp 3 lớp in hoa văn vân gỗ. Lớp melamine bên ngoài do là giấy in nên vô cùng phong phú về màu sắc cũng như hình dạng được in trên mặt giấy..

Tuy nhiên mặt gỗ không chỉ có lớp phủ melamine mà hiện nay trên thị trường cũng đang rất thịnh hành ép giấy in vân gỗ, nhựa PVC hay veneer. Các lớp phủ này được in rất đẹp và tạo cảm giác giống với nhiều loại cây tự nhiên như sồi, trắc, tràm, lim, dổi,…

Được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất nên bảng màu của gỗ MFC vô cùng phòng phú và đa dạng (có tới hơn 80 màu) phù hợp với nhiều không gian nhà ở hiện đại, giúp công việc lựa chọn của bạn trở nên thuận tiện hơn.

Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất

Gỗ MFC được sản xuất từ 5 bước cơ bản sau:

– Bước 1: Thu hoạch cây gỗ ngắn ngày về sơ chế sạch sẽ và đưa vào máy nghiền.

– Bước 2: Lớp gỗ nghiền này sẽ qua phân đoạn tẩm xấy và xử lý mối mọt sau đó được ép tạo hình thành những ván gỗ lớn.

– Bước 3: Ở bước này lớp phủ melamine kết hợp với sợi thủy tinh sẽ được ép lên bề mặt của ván gỗ dăm (ván nền) đã được trộn keo tùy loại. Ván gỗ sẽ được ép một mặt hoặc 2 mặt tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất.

– Bước 4: Bước tiếp theo chính là ép lần 2 với nhiệt độ và áp suất thích hợp để đảm bảo lớp gỗ và lớp phủ tạo thành một khối đồng nhất. Ở bước này ván gỗ sẽ được đánh bóng để chuẩn bị cho công đoạn phay mộng.

– Bước 5: Ở công đoạn này gỗ sẽ được đưa vào máy phay, cắt và soi mộng cả 4 cạnh. Trong sản xuất gỗ hiện nay loại mộng kép là loại tốt và được sử dụng phổ biến nhất. Tùy loại lõi cùng với thương hiệu mà nó được ghép theo nhiều cách khác nhau.

III. Ứng dụng của gỗ MFC trong thiết kế nội thất.

Khám ngay địa chỉ uy tín để mua đồ nội thất văn phòng tại Hà Nội

Nội thất văn phòng

Đối với nội thất ở văn phòng thì gỗ MFC thường được sử dụng để làm bàn ghế hoặc tủ đựng hồ sơ. Bởi loại gỗ này rất dễ gia công, lắp đặt phù hợp với yêu cầu đa dạng về bàn ghế, góc làm việc hay nghỉ ngơi của nhân viên.
Thêm vào đó ở những không gian như văn phòng gỗ MFC được bảo quản tốt nên có tuổi thọ cao hơn. Sử dụng loại gỗ công nghiệp này không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang tới một không gian làm việc hiện đại, đẹp mắt và vô cùng thoải mái cho nhân viên.

Showroom

Showroom là nơi thường xuyên tổ chức những buổi triển lãm hay giới thiệu sản phẩm, chính vì vậy gỗ MFC luôn là lựa chọn tối ưu nhất cho không gian này.
Gỗ MFC thường được dùng để làm bàn ghế, kệ, tủ trưng bày và đặc biết có thể thoải mái thay đổi, gia công theo nhiều phong cách tùy thuộc vào các sự kiện khác nhau.

Nội thất gia đình

Nội thất gia đình

Những vật dụng quen thuộc trong gia đình như bàn, ghế ăn cơm, giá sách, hay tủ đựng quần áo bằng chất liệu MFC cũng đã được rất nhiều gia chủ lựa chọn. 

Chất liệu gỗ này cũng rất thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Trường học

Trong trường học gỗ MFC được ứng dụng rộng rãi để làm bàn ghế, tủ đựng tài liệu…. bởi việc gia công nhanh giúp đáp ứng được số lượng bàn ghế lớn phục vụ cho công việc giảng dạy cũng như học tập của học sinh. Thêm vào đó dùng gỗ MFC cũng giúp nhà trường có thể tiết kiệm được chi phí khá hơn so với việc dùng gỗ tự nhiên.

 

 

 

Bài viết cùng chuyên mục