Nguyên nhân bếp từ không nhận nồi
NGUYÊN NHÂN BẾP TỪ KHÔNG NHẬN NỒI
Bếp từ là người trợ thủ vô cùng đắc lực với người nội trợ. Bằng sự tiện lợi cũng như nhiều tính năng và thiết kế đẹp mắt, bếp từ ngày càng trở nên phổ biến trong gia đình người Việt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về cách hoạt động nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá rình sử dụng. Nổi bật trong đó là vấn đề bếp từ không nhận nồi nấu, hôm nay Alphahome sẽ cùng các bạn tìm hiểu và các nguyên nhân khiến bếp từ không nhận nồi nhé!
1. CHỌN SAI LOẠI NỒI
Để có thể khắc phục được tình trạng này, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem nguyên lý hoạt động của bếp từ là gì? Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý dùng dòng điện Fuco, sinh ra từ trường biến thiên trên mặt bếp. Nếu có vật dẫn từ trên mặt bếp thì sẽ tạo ra 1 dòng điện chạy nội tại trong nó và dòng điện này sẽ sinh nhiệt lớn. Nói một cách dễ hiểu thì bếp từ chỉ có thể tiếp nhận và làm nóng được các nồi, xoong, chảo được làm bằng vật liệu có từ tính bên trong.
Vậy vật liệu nào chứa từ tính? Các vật liệu phổ biến để làm đồ nấu trên bếp từ có thể kể đến như thép, gang, men sắt, thép không gỉ, inox. Cách dễ nhất để kiểm tra từ tính của xoong, nồi đó là sử dụng nam châm, nếu nam châm hút tức là vật liệu có nhiễm từ tính. Một số loại vật liệu không thể sử dụng trên bếp từ có thể kể đến như thủy tinh, nhôm, đồng, các xoong nồi chảo được làm từ vật liệu này không thể sử dụng được trên bếp từ.
Và một nguyên nhân cũng rất nhiều người mắc phải, đặc biệt là những người mới làm quen với bếp điện. Đó là vẫn chưa phân biệt được bếp từ và bếp hồng ngoại, đa số họ thường gọi chung tất cả là bếp từ và tưởng rằng cách thức hoạt động giống nhau.
Về cơ bản thì bếp hồng ngoại sử điện để tạo ra nhiệt, và nhiệt từ bếp sẽ truyền trực tiếp nhiệt độ lên nồi, chảo sẽ ít kén nòi hơn bếp từ. Để phân biệt bếp hồng ngoại và bếp từ thì bếp hồng ngoại khi hoạt động sẽ phát ra ánh sáng đỏ và mặt bếp nóng lên, còn bếp từ thì không có hiện tượng gì thay đổi trên mặt bếp cả. Các mẫu bếp điện đôi hiện nay thường được trang bị 1 lò bếp từ và 1 lò bếp hồng ngoại, như vậy sẽ có hiện tượng cùng trên một sản phẩm nhưng nồi đun được ở một bên còn bên kia thì không.
Ngoài ra, việc chọn đúng đấy nôi, chảo cũng giúp việc nấu ăn trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Các loại đáy bằng, phẳng sẽ giúp nhiệt được trải đều khiến cho việc nấu ăn dễ dàng hơn. Các loại đáy nồi có thể kể đến như đáy đúc, đáy liền, đấy phẳng. Trái lại, các nồi chảo được thiết kế có đáy gắn thường có nhiều hoa văn lỗ làm hạn chế khả năng lan tỏa nhiệt ở đáy nồi, khiến cho hiệu suất sử dụng thấp và còn có thể ảnh hưởng để khả năng vận hành của nồi.
Cách khắc phục rất đơn giản, chỉ cần đổi qua dùng nồi, chảo được làm từ vật liệu nhiễm từ như thép, gang, men sắt, thép không gỉ, inox và hạn chế sử dụng nồi chảo có đáy gắn là được.
2. ĐÁY NỒI QUÁ NHỎ HOẶC BỊ MÓP MÉO
Một nguyên nhân khác khiến bếp từ không nhận nồi mà ít người để ý đó là do đáy nồi quá nhỏ hoặc bị móp méo, biến dạng khiến cho diện tích bị nhỏ lại. Với các mẫu bếp từ hiện nay, nếu như diện tích tiếp xúc với mặt bếp có đường kính dưới 10cm sẽ làm cho dòng điện Fuco không đủ để sinh nhiệt khiến bếp báo lỗi.
Đây là trường hợp rất hay gặp và các khắc phục cũng rất đơn giản. Chỉ cần dùng các loại nồi, chảo có đường kính đáy từ 12cm trở lên và ngưng sử dụng các dụng cụ nấu đã cũ, bị móp méo vì về lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của bếp.
3. ĐẶT SAI VỊ TRÍ NỒI
Đây là trường hợp khá hi hữu và rất ít khi xảy ra. Nó đến một phần là do sự thiếu tập chung của người nấu trong thao tác đặt nồi, và cũng có thế do bếp sử dụng lâu ngày hoặc vì một lí do nào đó khiến cho những đường kẻ trên mặt bếp bị mờ làm cho người nấu không xác định được vị trí chính chính xác. Kết quả giống như ở trường hợp thứ 2 là diện tích đáy nồi quá nhỏ khiên cho dòng điện không thể sinh ra nhiệt.
Cách khắc phục tình trạng đó là đặt đúng vị trí nồi được quy định trên mặt bếp là được. Với nhứng bếp từ bị mờ thì có thể dựa vào bên nấu còn lại để ước tính vì bếp từ đội hiện nay thường thiết kế 2 lò bếp đối xứng với nhau, hoặc có thể mang ra quá nhờ thợ xác định lại giúp vị trí nấu chính xác nhất.
4. CÁCH CHỌN NỒI, CHẢO CHO BẾP TỪ
Khi chọn mua nồi chảo, chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến 2 yếu tố đó là vật liệu và thiết kế. Không nên lựa chọn những nồi, chảo được làm từ thủy tinh hay nhôm vì những vật liệu này có từ tính rất thấp, gây lãng phí điện năng và kém hiệu quả khi nấu. Không nên sử dụng các loại nồi, chảo có đáy vòm, vì như thế diện tích tiếp xúc với mặt kính của bếp sẽ rất nhỏ, không đủ để sinh đủ nhiệt cần thiết cho quá trình nấu. Ngoài ra, các loại nồi, chảo có đáy lỗ hay tổ ong cũng làm giảm đáng kể khả năng sinh nhiệt trong quá trình nấu, vì chỉ những phần nhô ra tiếp xúc trực tiếp với mặt bếp mới có thể sinh ra nhiệt.
Chúng ta nên sử dụng các loại nồi, chảo được làm từ inox 430, inox 304 cao cấp với 3 đáy hoặc 5 đáy chống axit, chống trầy xước, bắt nhiệt tốt, tản nhiệt đều, tiết kiệm năng lượng, thức ăn sẽ chín đều, không bị khê cháy. Đặc biệt đồ gia dụng làm bằng chất liệu inox rất trơn và nhẵn, thức ăn bám dính trong nồi, chảo sẽ được vệ sinh dễ dàng.
Nên dùng các loại nồi, chảo được làm từ gang, men sắt, thép không gỉ vì những vật liệu này có từ tính cao, khả năng sinh nhiệt rất tốt. Và nên chọn các sản phẩm có thiết kế đáy bằng, ít hoa văn để có thể tối ưu diện tích đáy nồi tiếp xúc với mặt bếp từ, giúp khả năng sinh nhiệt tốt hơn qua đó thuận tiện hơn trong việc nấu ăn.
Trên đây là 3 trường hợp phổ biến khiến cho bếp từ không nhận nồi, chảo nấu và cách khắc phục cho từng trường hợp. Nếu như bạn áp dụng cả 3 cách trên mà bếp vẫn không nhận nồi thì rất có thể chiếc bếp của bạn đã gặp lỗi của các linh kiện bên trong, trường hợp này bạn nên gọi những người thợ sửa có chuyên môn đến giúp và không tự ý tháo lắp chỉnh sửa khi không có kiến thức chuyên môn. Hãy hiểu thật kĩ chiếc bếp của bạn đẻ có thể dễ dàng hơn trong việc nấu nướng và tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.