Máy nước nóng bơm nhiệt Heat Pump dẫn đầu công nghệ tạo ra nước nóng

Rate this post

1. Công nghệ bơm nhiệt, hay Heat Pump là gì?

Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn (nguyên lý II nhiệt động lực học). Thiết bị giúp cho quá trình truyền nhiệt ngược chiều từ vật, hay môi trường, có nhiệt độ thấp sang vật, hay môi trường, có nhiệt độ cao hơn được gọi là bơm nhiệt – Heat Pump.
Máy nước nóng công nghệ Heat Pump chỉ sử dụng khoảng  20% điện năng cho hoạt động đun nước nóng so với các bình nóng lạnh thông thường. Máy hoạt động theo cơ chế trao đổi nhiệt gián tiếp giữa không khí và nước. Theo đó, máy sẽ hấp thụ nhiệt lượng không khí xung quanh rồi gia tăng nhiệt lượng và truyền cho nước. 

Hiện nay, dựa vào cấu tạo máy nước nóng bơm nhiệt Heat Pump được chia làm 2 loại:

Bơm nhiệt bình tích hợp (All in One): Sản phẩm này được thiết kế bộ phận bồn chứa nước liền thân với bộ phận làm nóng. Điều này giúp máy bơm nhiệt bình tích hợp có kích thước nhỏ gọn và tiện lợi hơn.

Bơm nhiệt bình tách rời (Split): Với sản phẩm này được thiết kế bồn chứa nước riêng biệt và chỉ sử dụng để chứa nước nóng. Vì vậy khách hàng có thể để bồn chứa và máy bơm nhiệt ở hai vị trí khác nhau nếu không đủ không gian, Với thiết kế tách rời rất thuận tiện khi người dùng có thể lựa chọn bồn chứa có dung tích lớn hơn theo nhu cầu rất thuận tiện.

2. Chúng ta thường gặp các thiết bị bơm nhiệt ở đâu?

Bơm nhiệt hiện nay đang dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi hộ gia đình. Bởi vì bơm nhiệt chính là công nghệ lõi của những chiếc máy điều hoà không khí, giúp nhiệt có thể truyền thì không khí trong phòng có nhiệt độ thấp ra ngoài trời với nhiệt độ cao hơn.

Một ứng dụng tuyệt vời khác của công nghệ bơm nhiệt là trong các thiết bị làm nóng nước. Ở đây, nhiệt được lấy từ không khí ngoài trời, ở Việt Nam nhiệt độ thấp nhất khoảng 5 độ C – cao nhất khoảng 50 độ C, để đun nước tới khoảng 60 – 65 độ C.

3. Vì sao công nghệ bơm nhiệt – Heat Pump lại tiết kiệm được tới 70 – 75% điện năng tiêu thụ?

Khác với công nghệ đun nước sử dụng điện trở, ở đó điện năng được biến đổi trực tiếp thành nhiệt năng với hiệu suất xấp xỉ 100%. Tức là một bình nóng lạnh có công suất nhiệt 2500 W cũng sẽ có công suất tiêu thụ điện là 2500 W. Công nghệ bơm nhiệt dựa vào tính chất thay đổi nhiệt độ theo áp suất của các môi chất lạnh, dùng máy nén đưa môi chất lên áp suất và nhiệt độ cao hơn và dùng thiết bị giảm áp để môi chất trở về trạng thái nhiệt độ và áp suất thấp.
Phía môi chất nhiệt độ thấp sẽ lấy được nhiệt từ môi trường, và phía nhiệt độ cao sẽ truyền nhiệt cho nước. Điện năng được tiêu thụ để vận hành động cơ máy nén trong Heat Pump, và phần công sinh ra cũng được biến đổi thành nhiệt truyền cho nước nóng. Như vậy:
Nhiệt từ không khí + công máy nén (từ điện năng) = nhiệt đun nóng nước.
Với kỹ thuật chế tạo máy hiện nay, thực tế phần nhiệt nước nhận được gấp khoảng 3 – 4 lần phần điện tiêu thụ.
Điều này tương tự một thiết bị điều hòa không khí có công suất nhiệt (làm lạnh) 2.5 kW (9000 BTU/h) sẽ chỉ có công suất tiêu thụ điện trên dưới 0.8 kW.

4. Sự khác biệt giữa công nghệ bơm nhiệt Heat Pump và công nghệ Solar (Năng lượng mặt trời)

Đến đây các bạn có thể thấy rằng, nếu áp dụng công nghệ năng lượng mặt trời thì sao? Điện năng tiêu thụ của công nghệ này là bằng không?

Công nghệ Heat Pump

  • Heat Pump là một hệ thống chuyển đổi nhiệt độ từ môi trường xung quanh để làm lạnh hoặc làm nóng không gian hoặc nước
  • Sử dụng năng lượng điện để hoạt động, Heat Pump tận dụng nhiệt từ môi trường tự nhiên (không khí, nước, đất) và nâng cao nhiệt độ để cung cấp không khí ấm hoặc nước nóng

Công nghệ Solar (Năng lượng mặt trời)

Công ty TNHH HT Solar Việt Nam

  • Solar sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tạo nhiệt và làm nóng nước
  • Thông qua các bảng pin mặt trời (solar panels), ánh sáng mặt trời được chuyển đổi thành năng lượng nhiệt, tạo ra nhiệt độ cao để làm nóng nước trong bình nước nóng
Tuy nhiên với đặc thù khí hậu miền bắc có nửa năm mưa nhiều, ít nắng, nhiệt độ thấp thì hiệu quả của công nghệ năng lượng mặt trời trong khoảng thời gian này rất thấp.
Hoặc đơn giản là thời gian sử dụng nước nóng chủ yếu lại vào buổi tối và sáng sớm, nếu lượng nước nóng dự trữ đã hết, năng lượng mặt trời không có tác dụng trong khoảng thời gian này.
Để khắc phục vấn đề này thường các thiết bị năng lượng mặt trời thường được gắn một điện trở dự phòng. Nhưng cần lưu ý là điện trở này cũng tiêu thụ điện, và hiệu suất cũng tương tự như một chiếc bình nóng lạnh cục bộ thông thường.
Hi vọng qua những chia sẻ trên bạn đã hiểu thêm một chút về máy nước nóng công nghệ Heat Pump. AlphaHome vẫn sẽ có những bài viết chia sẻ kỹ hơn về chủ đề này để giúp bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình mình.
__________
𝘼𝙡𝙥𝙝𝙖𝙃𝙤𝙢𝙚 – 𝙆𝙞𝙚̂́𝙣 𝙩𝙖̣𝙤 𝙜𝙞𝙖́ 𝙩𝙧𝙞̣ 𝙗𝙚̂̀𝙣 𝙫𝙪̛̃𝙣𝙜
 Cung cấp trọn bộ giải pháp thiết bị cho ngôi nhà của bạn.
 🍂 Địa chỉ: Nhà Vườn 37 –  Khu Đô Thị Mới Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
 🍂 Hotline: 0358.326.336
Bài viết cùng chuyên mục