10+ Vấn đề gặp phải khi sử dụng điều hòa

5/5 - (2 bình chọn)

Điều hòa đang trở thành một phần tất yếu của mỗi ngôi nhà, từng công trình bởi khả năng điều hòa nhiệt độ tuyệt vời của nó. Nhờ đó, cuộc sống của mỗi người ngày càng trở nên tiện nghi và thoải mái hơn. Đi cùng với nó cũng có một số vấn đề trong quá trình sử dụng. Hôm nay, Alphahome sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề gặp phải khi sử dụng điều hòa trong bài viết dưới đây:

1. Nguồn gốc của điều hòa

Ai là người phát minh ra điều hòa? Theo Wikipedia  thì Willis Carrier – một kỹ sư, sáng chế người Mỹ phát minh ra dòng điều hòa không khí hiện đại.

Carrier đã giành được học bổng và tốt nghiệp với bằng cử nhân kỹ thuật cơ khí. Chính khoảng thời gian làm việc với Buffalo Forge (Công ty chuyên làm bếp lò – heater, máy quạt gió, hệ thống thoát khí trong máy cafe) đã mang ông đến với ngành điều hòa. Ông đã thành lập 1 công ty ở Mỹ, mở hãng Tokyo Carrier và Samsung Applications ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Với mục đích để phân phối, cung cấp điều hòa. Ông tiên phong trong cuộc cách mạng đưa điều hòa đến với người tiêu dùng lẻ, phổ cập sản phẩm này đến với cuộc đời thường. Năm 2007, công ty của ông bán trên 15 tỷ đô và sử dụng 45.000 nhân viên.

2. Tại sao điều hòa không mát

Điều hòa không mát có nhiều nguyên nhân như để sai chế độ, lựa chọn công suất quá thấp không đáp ứng được nhu cầu hay gặp lỗi trong quá trình lắp đặt như hở gas.

Đầu tiên hãy kiểm tra lại chế độ trên điều khiển xem đã để dúng chế độ Cool chưa? Khá nhiều khách hàng chuyển nhầm sang chế độ Fan hoặc Heat nên khả năng làm mát sẽ yếu. Bên cạnh đó, công suất quá thấp mà lắp cho phòng quá rộng thì thời gian làm mát sẽ lâu hơn rất nhiều. Cuối cùng, nếu không phải 2 lỗi kia thì chắc chắn trong quá trình lắp đặt đã xảy ra sự cố. 

3. Tại sao điều hòa lại tự ngắt

Không hoạt động cũng là một vấn đề khi sử dụng điều hòa gặp phải. Điều hòa tự ngắt có thể do nguồn điện không ổn định hoặc do cơ chế hoạt động. Trước tiên, hãy kiểm tra lại nguồn điện của điều hòa trước nhé. Có thể vừa mất điện nên điều hòa của bạn bị ngắt. Nếu không là so cơ chế hoạt động của điều hòa.

Cơ chế hạo động của điều hòa là sẽ điều hòa nhiệt độ đến khi đạt được nhiệt độ cài đặt. Đối với các máy trang bị công nghệ Inverter thì sẽ chuyển qua chế độ hoạt động duy trì để duy trì nhiệt độ. Còn với các máy không trang bị công nghệ Inverter hay còn gọi là máy cơ thì khi đặt nhiệt độ cài đặt, máy sẽ ngưng hoạt động cho đến khi nhiệt độ chênh lệch lớn thì sẽ hoạt động trở lại.

Trong trường hợp xấu nhất là điều hòa gặp vấn đề về kỹ thuật. Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất là liên hệ trực tiếp đến phòng bảo hành cảu hãng hoặc thông qua đại lý mà bạn mua hàng để được hỗ trợ bảo hành. 

4. Inverter là gì? Máy Inverter có lợi gì?

Inverter là công nghệ biến tần giúp điều chỉnh tần số dòng điện. Từ đó điều chỉnh được công suất của máy đang hoạt động. Đối với điều hòa, công nghệ này sẽ điều chỉnh công suất hoạt động, từ đó có thể giảm hoặc tăng khả năng hoạt động lên. Việc tự động kết hợp với các bộ xử lý khác nhau để tăng giảm công suất cho phù hợp sẽ tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Các hãng điều hòa đều đưa ra con số cụ thể, đó chính là tiết kiệm khoảng 30% so với điều hòa không Inverter. Con số này được đánh giá qua hàng ngàn thí nghiệm, kiểm nghiệm thực tế trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Khi đạt nhiệt độ cài đặt, khác với máy non-inverter sẽ ngắt hẳn. Máy Inverter sẽ hạ công suất chuyển sang chế độ duy trì với công suất thấp. Điều này giúp giảm tăng tuổi thọ sản phẩm, tiết kiệm điện năng hơn.

5. Tại sao điều hòa bị chảy nước

Điều hòa bị cháy nước? Điều hòa toát mồ hôi? Điều hòa bị đọng sương? là vấn đề mà rất nhiều người khi sử dụng điều hòa gặp phải. Nguyên nhân là do đâu?

Điều hòa toát mồ hôi hay bị đọng sương là do nhiệt độ giữa làn gió và nhiệt độ so với nhiệt độ phía bên ngoài. Tức là khi luồng gió lạnh được đưa ra ngoài thì nhiệt độ giữa làn gió và nhiệt độ phí bên ngoài máy chênh lệch quá lớn. Tình huống này thường sẽ xảy ra khi lắp điều hòa ở gần nguồn nhiệt như cửa kính, gần tivi, tủ lạnh hay bếp. Một số trường hợp do nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường quá cao dẫn đến khi sử dụng chế độ làm lạnh sẽ bị đọng sương. Tuy nhiên, sẽ không kéo dài mà sau một khoảng thời gian ngắn khi mà điều hòa khử bớt ấm và hạ nhiệt trong không khi thì tình trạng này sẽ hết.

Còn trường hợp điều hòa bị chảy nước, tức là nước nhỏ thành dòng hay nhỏ giọt nhưng với tần suất cao và rơi xuống phía dưới thì có khả năng là do kết nối đường ống nước thải điều hòa bị hở, tắc. Việc cần làm chỉ đơn giản là kiểm tra lại đường nước ngưng của điều hòa là được.

6. Tại sao điều hòa lại kêu to?

Điều hòa kêu to, gây ra tiếng ồn lớn có thể do lựa chọn sản phẩm của bạn không hợp lý hoặc thiết bị đang gặp vấn đề. Một số dòng sản phẩm như điều hòa âm trần công suất lớn sẽ gây ra tiếng ồn lớn hơn, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng của bạn. Hay cũng có thể do việc lựa chọn vị trí lắp đặt. Thường dàn nóng sẽ là phần gây ra tiếng ồn lớn nhất. Nếu lắp đặt dàn nóng nhưng không gian cần yên tĩnh như phòng ngủ hay phòng làm việc thì sẽ khá ồn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Cùng với đó, sau một khoảng thời gian dài sử dụng, một số linh kiện sẽ bị khô dầu mỡ, cần được bảo trì bảo dưỡng như quạt dàn nóng, dàn lạnh,… Không bảo trì thường xuyên sẽ khiến các thiết bị này nhiễm bụi, bị kẹt gây ra tiếng ồn vô cùng lớn.

7. Vì sao điều hòa có mùi hôi

Thêm một vấn đề khi sử dụng điều hòa nữa chính là mùi hôi. Nguyên lí hoạt động của điều hòa là hút gió từ môi trường vào, đi qua dàn trao đổi nhiệt và quay lại phòng. Đây là một quá trình khép kín, tuần hoàn. Vì thế, mùi hôi chỉ có thể phát sinh từ không khí trong phòng hoặc từ điều hòa. Trước hết, hãy kiểm tra xem trong phòng có mùi gì không? Sau đó hãy kiểm tra đến điều hòa.

Tất cả các sản phẩm điều hòa hiện nay đều được trang bị tấm lọc bụi. Sau một thời gian hoạt động, bụi bám vào, kết hợp với không khí ấm sẽ sản sinh ra nấm mốc hay mùi khó chịu. Bạn tháo tấm lọc này ra vệ sinh, xịt rửa sạch là sẽ bớt mùi đi. Cho nên, có thể thấy rằng việc bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa thường xuyên vô cùng quan trọng.

Thêm một giải pháp nữa là nên lựa chọn điều hòa có công nghệ khử mùi, khử khuẩn, khử nấm mốc để hạn chế gặp phải cảnh mùi điều hòa khó chịu.

8. Khi nào điều hòa hết Gas

Để hiểu về thời điểm cần nạp gas điều hòa, bạn nên biết “gas điều hòa” là gì? Thực chất, gas điều hòa (hay gas lạnh) là môi chất dẫn nhiệt, giúp vận chuyển từ nơi này đến nơi khác thông qua hệ thống đường ống kết nối. Vì thế đây là vòng tuần hoàn khép kín.

Về thiết kế, gas điều hòa sẽ không bao giờ hết. Gas chỉ hết khi mà đường ống chứa gas bị hở tại các mối kết nối hay bị hỏng do tác động của thời gian, môi trường. Với thiết kế đường ống đồng thay cho ống nhôm cũ thì đa phần lỗi xảy ra do kết nối trong quá trình thi công, lắp đặt. Hãy kiểm soát và kiểm tra thật kỹ quá trình lắp đặt này nhé. Các công trình với hệ thống lớn thì có thể yêu cầu đơn vị thi công thử kín hệ thống bằng cách nén nito trước khi bàn giao để hạn chế tình trạng này xảy ra. Tốt nhất là nên lựa chọn đơn vị uy tín, có bảo hành lắp đặt để yên tâm.

9. Khi nào cần bảo dưỡng điều hòa

Bảo dưỡng điều hòa là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ ổn định, tuổi thọ của sản phẩm. Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên sẽ giúp máy hoạt động luôn êm ái và bền bỉ.

Vậy thì nên khi nào bảo dưỡng điều hòa? Theo các chuyên gia, bạn nên bảo dưỡng  điều hòa thương xuyên các sản phẩm tối thiểu 1 lần/năm. Với những khu vực mà có môi trường bụi, ăn mòn như khu vực gần biến, hay thường xuyên sử dụng với tần suất cao thì nên bảo dưỡng 2 lần/năm.

Thời gian bảo dưỡng tùy thuộc vào người sử dụng. Lời khuyên là hãy lựa chọn vào khoảng thời gian thấp điểm để bảo dưỡng. Ví dụ như miền Bắc, mùa cao điểm là mùa hè. Vì thế, hãy bảo dưỡng điều hòa vào mùa khác, ví dụ như mùa đông. Hay với miền Nam thì thời gian bảo dưỡng nên lựa chọn là mùa mưa. Vào mùa thấp điểm, nhân viên bảo dưỡng sẽ bớt áp lực, sẽ có nhiều thời gian để kiểm tra, bảo dường cần thiết.

10. Điều hòa có mấy loại? Nên lắp loại nào?

Điều hòa có thể phân theo nhiều tiêu chí khác nhau: Công suất, có hay không Inverter, loại 1 chiều hay 2 chiều, là điều hòa treo tường, điều hòa âm trần Cassette, âm trần nối ống gió, multi hay điều hòa tông VRF. Tùy thuộc với tính chất và yêu cầu của từng công trình mà bạn nên lựa chọn sản phẩm phù hợp.

  • Điều hòa treo tường: Thường sẽ phù hợp với không gia dẫn đường, không yêu cầu cao về thiết kế, vẻ đẹp và tiết kiệm được chi phí đầu tư
  • Điều hòa âm trần Cassette, âm trần nối ống gió: Thường sẽ phù hợp với không gian có yêu cầu về thẩm mỹ như phòng khách, văn phòng
  • Điều hòa multi: Đây là dòng điều hòa tổng phù hợp với nhà riêng, nhà phố, chung cư, căn hộ cao cấp, văn phòng, biệt thự cỡ nhỏ,…
  • Điều hòa trung tâm VRF: Là dòng điều hòa tổng có công suất lớn, phù hợp với biệt thự, công trình, dự án

Nếu còn phân vân không biết công trình của mình nên lựa chọn dòng điều hòa nào thì có thể liên hệ trực tiếp đến Alphahome để được tư vấn và hỗ trợ lắp đặt.

 

Bài viết cùng chuyên mục